Khai mạc trưng bày “Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương”


Dừng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu năm 2024 để chia sẻ với bà con miền Bắc

(PLVN) -Ngày 12/9, UBND TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) ra thông báo dừng tổ chức tất cả các hoạt động Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu năm 2024.


Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)

(PLVN) – Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước…


Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)

(PLVN) – Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.


Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.

(PLVN) – Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).


Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm tại Ninh Thuận

(PLVN) – UBND tỉnh Ninh Thuận mới ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024.


Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.

(PLVN) – Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở “miền quê cổ tích” này.


Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.

(PLVN) – Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế – Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.


Đại biểu lãnh đạo TP Hà Nội và TP HCM thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc trưng bày.

(PLVN) – Sáng 23/8, tại Bảo tàng TP HCM, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản cho mai sau và Trưng bày Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Tinh hoa đạo học Việt Nam.


Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.

(PLVN) – Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.


 Cửu đỉnh - linh khí hội tụ của đất trời và nghệ thuật đúc đồng

(PLVN) – Mới đây, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới.


Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

(PLVN) – Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024 năm nay có tổng số 16 trâu tham dự, trong đó 3 “ông trâu” có trọng lượng khoảng 1,2 tấn. Các ông trâu còn lại có trọng lượng khoảng 1 tấn. Song song đó UBND quận còn tổ chức các hoạt động bên lề chào mừng kỷ niệm 35 năm khôi phục, phát triển lễ hội.


Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)

(PLVN) – Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.


Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)

(PLVN) – Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian – Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

(PLVN) – Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Bảo tồn, phát triển văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi trong tình hình mới

(PLVN) – Trong tiến trình hội nhập và phát triển công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số gặp nhiều thách thức bởi nhiều yếu tố khác nhau, cần những giải pháp để khắc phục.


Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định

(PLVN) – Đã 160 năm trôi qua từ ngày Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định tuẫn tiết, khí tiết hào hùng của Ông và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Gò Công, người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.


Những bát phở thơm ngon tại Festival Phở ngày 15 - 17/3/2024 ở Nam Định. (Ảnh: VGP)

(PLVN) – Ngày 9/8/2024, Bộ VH,TT&DL có Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL đưa  tri thức dân gian Phở Hà Nội của Thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.


Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(PLVN) –  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định  công nhận thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là sự tôn vinh đối với một nghề truyền thống lâu đời mà còn là lời khẳng định về giá trị văn hóa, tinh thần mà nghề này mang lại cho cộng đồng.


Quảng Ngãi có thêm 2 nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(PLVN) – Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa công nhận nghề làm gốm ở Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ) và nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor (huyện Trà Bồng, đều ở Quảng Ngãi) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Lễ hội Gầu tào của người Mông Yên Bái được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(PLVN) –  Lễ hội ‘Gầu tào’ của người Mông các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn (Yên Bái) vừa được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *