Điểm sàn Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội năm 2025

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chiều 21/7 công bố điểm sàn với hai mức là 19 và 20, gồm cả ngành Công nghệ bán dẫn vốn dự kiến xét từ 24 điểm.

Đây là tổng điểm ba môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp, và điểm cộng, ưu tiên (nếu có). Với các phương thức khác, trường cũng áp dụng điểm sàn (mức cần đạt để được đăng ký xét tuyển) như trên, sau khi quy đổi tương đương sang thang điểm 30.

Với chương trình đào tạo Công nghệ bán dẫn, trường yêu cầu mức sàn là 20, trong khi hồi tháng 6 dự kiến là 24 điểm với môn Toán không dưới 8. Đây vốn là chuẩn chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, áp dụng với những trường tham gia chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”.

Học phí hơn 100 đại họcDự báo điểm chuẩn đại học

Chỉ tiêu, tổ hợp, điểm sàn từng ngành của trường Đại học Khoa học Tự nhiên như sau:





Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội bỏ điểm sàn 24 với ngành bán dẫn

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm nay tuyển hơn 2.400 sinh viên cho 28 ngành, chương trình đào tạo. Các phương thức xét tuyển gồm: xét điểm thi đánh giá năng lực HSA, sử dụng kết quả SAT, kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, xét thuần kết quả thi tốt nghiệp.

Học phí năm 2025-2026 là từ 16,9 đến 38 triệu đồng, tăng khoảng 1-2 triệu so với hiện tại, tùy ngành.





Phụ huynh, thí sinh tìm hiểu ngành học ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên, hôm 19/7. Ảnh: Hoài Hương

Phụ huynh, thí sinh tìm hiểu ngành học ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên, hôm 19/7. Ảnh: Hoài Hương

Năm ngoái, điểm chuẩn của trường Đại học Khoa học Tự nhiên từ 20 đến 26,25 điểm, theo thang 30. Trong đó ngành Kỹ thuật điện tử và tin học lấy cao nhất. Đây là tổng điểm ba môn thi tốt nghiệp theo tổ hợp cộng điểm ưu tiên.

4 ngành xét theo thang điểm 40 (môn Toán nhân đôi) gồm Toán học, Toán tin, Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu. Ở nhóm này, điểm chuẩn từ 24,45 đến 35, dẫn đầu là ngành Khoa học dữ liệu.

Dương Tâm





Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *